Rộn ràng lễ hội mùa Xuân ở thành phố Cảng
.png)

.png)
Nằm cách đất liền khoảng 2 km, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 20 km, đảo Dấu được nhiều người biết đến là một khu du lịch độc đáo với thảm nguyên sinh hàng đầu của Việt Nam. Năm 2009, đảo Dấu được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận và xếp hạng di tích – danh lam thắng cảnh quốc gia.

Theo nghi thức truyền thống của người dân miền biển Đồ Sơn, vào ngày đầu của tháng 2 âm lịch, trước chính hội 8 ngày, lãnh đạo chính quyền Đồ Sơn cùng các ngư dân trong vùng sẽ làm lễ dâng hương, thượng cờ khai hội.

Tại Lễ hội năm nay, ngoài những nghi lễ
truyền thống là các hoạt động văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc cùng với Chương
trình Liên hoan Diễn xướng hát văn và hát chầu văn Đồ Sơn mở rộng lần 2 (diễn
ra vào 2 tối 17-3 và 18-3).



Đua thuyền rồng là hoạt động văn hóa
truyền thống trên sông Đa Độ (huyện Kiến Thụy) mang ý nghĩa linh thiêng, trang
trọng, có từ lâu đời. Qua đó, thể hiện ý chí quật cường dũng cảm của người dân
huyện Kiến Thụy quyết tâm vượt qua sóng gió, bão táp để làm chủ biển khơi, chiến
thắng thiên tai. Đây cũng là hoạt động đặc trưng, độc đáo của người đi biển Kiến
Thụy nhằm cầu mong cho mưa thuận gió hòa, sóng yên, biển lặng để ngư dân ra
khơi đánh cá đầy khoang, làm ăn phát đạt...





Diễn ra ngày 14 tháng Giêng hằng năm tại
khu di tích Đền - Chùa thôn Hòa Liễu (xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy). Lễ hội
Minh Thề được xem là lễ hội độc đáo của nước ta bởi giá trị, tư tưởng đặc sắc của
lễ hội nhằm định hướng, giáo dục mọi người tích cực làm việc thiện, không làm
điều ác, không tham nhũng, lấy của công làm của tư… Lễ hội được công nhận là Di
sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia từ năm 2017.

Tại lễ hội, các đại biểu được chứng kiến
nghi thức tế lễ độc đáo. Theo đó, chủ tế dùng dao vẽ vòng tròn lớn làm động tác
"chỉ trời vạch đất" giữa Đài thề. Toàn thể người tham dự hô vang lời
thề. Cuối cùng, chủ lễ thực hiện nghi lễ cắt tiết gà trống, hòa vào bình rượu,
mời mọi người cùng uống rượu thề, thể hiện sự đoàn kết, thống nhất cao. Ngoài
phần lễ được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, đầy đủ các nghi lễ còn có phần hội diễn
ra trong 3 ngày từ 14 đến 16 tháng Giêng (từ 23 đến 25-2) với nhiều trò chơi
dân gian độc đáo như cờ người, thi đấu vật truyền thống, chọi gà…


.png)
Lễ hội Núi Voi (huyện An Lão) truyền thống
được tổ chức vào tháng Giêng âm lịch hằng năm, thu hút đông đảo khách du lịch bốn
phương kéo về dự lễ và tham quan. Đây là dịp để người dân tôn vinh và tưởng nhớ
tới những vị anh hùng dân tộc và những người con An Lão chiến đấu, bảo vệ và
xây dựng vùng đất này. Vì thế đã thành tục lệ, lễ hội được bắt đầu bằng một
nghi thức tế lễ diễn ra rất trang nghiêm tại khu đền thờ nữ tướng Lê Chân, một
khu đền nằm ở phía Nam núi Voi, sau đó sẽ là lễ tế thần hoàng tại chùa, đình
Chi Lai nằm ở phía bên kia của dãy núi Voi.


Lễ hội vật làng Vĩnh Khê, xã An Đồng
(huyện An Dương) tổ chức thường niên tại Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia
Đình Vĩnh Khê.

Để bày tỏ lòng tôn kính và cũng là để tưởng nhớ tới cội nguồn, noi gương tấm gương hai vị tướng tài dưới thời vua Trần Nghệ Tông là Vũ Giao và Vũ Trung, người dân Vĩnh Khê đã lấy ngày 7-1 âm lịch hằng năm để mở hội làng.


Hội làng Vĩnh Khê gắn liền với một hội
thi đấu vật, thường chỉ diễn ra 1 ngày nhưng thu hút rất nhiều đô vật đến từ
các lò vật nổi tiếng tại Hải Phòng và các tỉnh, thành phố khác đến so tài như: Hà
Nội, Bắc Ninh, Ninh Bình.

Lễ hội hát Đúm diễn ra vào ngày mồng 4 đến mồng 10 tháng Giêng âm lịch hằng năm tại xã Phả Lễ (huyện Thủy Nguyên). Theo truyền thống, ngày bắt đầu của hội hát Đúm đồng thời cũng là ngày những cô gái của Tổng Phục (trước đây gồm 3 xã Phục Lễ, Phả Lễ và Lập Lễ) bỏ khăn mỏ quạ bịt mặt trong suốt cả năm. Vì thế, hội hát Đúm ngày xuân cũng còn là ngày hội “mở mặt”. Với nhiều giá trị tiêu biểu, năm 1989, các nghệ nhân Hát Đúm tại Lập Lễ - Thủy Nguyên được UNESCO công nhận là “Báu vật sống” và được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
.png)
Lễ hội hát Đúm Xuân Giáp Thìn 2024 được
tổ chức tại UBND xã Phả Lễ. Lễ hội năm nay gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần
hội được đổi mới với 2 nội dung gồm: trình diễn và thi đối đáp giữa các câu lạc
bộ. Qua thẩm định, đánh giá chuyên môn sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động
lễ hội và phát triển nghệ thuật hát Đúm.


Hằng năm, Lễ hội Từ Lương Xâm (quận Hải An) thu hút hàng vạn du khách và người dân địa phương về dự. Đây cũng là dịp để người dân Hải Phòng cùng ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc và biểu dương những tấm gương, công đức to lớn của người anh hùng của dân tộc Ngô Quyền.

Trong lễ hội Lương Xâm còn tổ chức nhiều
tiết mục văn nghệ, các tiết mục biểu diễn ca múa nhạc của dân tộc đã tái hiện lại
chiến thắng Bạch Đằng lẫy lừng Ngô Quyền. Đồng thời, tổ chức các trò chơi dân
gian như: bịt mắt bắt dê, bịt mắt đập niêu, cờ tướng, cờ người, bóng chuyền…
